MỤC LỤC
Mở đầu
Triac là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Triac như thế nào? Đây là những câu hỏi mà Dientu5ngay rất hay gặp đối với các bạn mới học điện tử. Hôm nay chúng mình cùng đi giải mã và hiểu rõ Triac trong 5 phút nhé.
Triac là gì?
Triac (Triode for alternating Current) là một linh kiện điện tử được dùng nhiều trong đóng cắt dòng điện xoay chiều. Nếu như Transistor chuyên dùng đóng cắt dòng điện một chiều (DC) thì Triac sẽ dùng để đóng cắt cho dòng xoay chiều (AC). Với ưu điểm của mình, Triac có thể hoạt động ở cả hai bán kỳ của dòng xoay chiều.
Ký hiệu Triac trong mạch điện
Trong mạch điện, Triac có ký hiệu giônga như 2 diode ghép với nhau và có thêm cực điều khiển G.
Giống như Thyristor , Triac là một linh kiện có 3 chân lần lượt là T1, T2 và G. Với Triac, 2 chân T1, T2 được gọi là Anot1 và Anot 2, chức năng và vai trò của 2 chân khá giống nhau (vì dòng điện xoay chiều mà- chiều nào chả được)
Nguyên lý hoạt động của Triac như thế nào?
Trước tiên nếu các bạn muốn hiểu rõ nguyên lý hoạt động của Triac như thế nào, mình khuyên các bạn nên đọc lại bài viết về Thyristor nhé. Nói một cách đơn giản Triac cũng như một cái chuyển mạch thôi. Nó được cấu tạo tương đương như 2 Thyristor mắc song song với chiều ngược nhau.
Khi chưa có điện áp điều khiển đặt vào chân G, lúc này 2 chân MT1 và MT2 không thông nhau, trạng thái của Triac lúc này ở trang thái tắt. Và ngược lại chỉ cần một dòng kích cực nhỏ (cỡ và mA) cũng có thể kích dẫn cho Triac.
Ứng dụng của Triac trong thực tế
Trong thực tế, Triac được sử dụng trong nhiều ứng dụng. Các loại Triac thường được sử dụng trong các yêu cầu đóng cắt mạch điện xoay chiều (AC) từ công suất thấp đến trung bình. Ở những nơi cần chuyển đổi mức công suất lớn, người ta thường sử dụng hai Thyristor / SCR vì chúng có thể được điều khiển dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, Triac được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng như sau:
Công tắc điện tử để điều khiển điện xoay chiều
Bình thường, để điều khiển một tải xoay chiều có công suất lớn, nếu dùng chuyển mạch bằng tay sẽ rất dễ xảy ra tia lửa điện khi tiếp xúc, rất dễ gây cháy nổ. Vì vậy, người ta dùng Triac với mục đích dùng một điện áp kích rất nhỏ vào chân điều khiển của Triac nhưng lại có thể điều khiển được tải xoay chiều công suất lớn. Sau đây là sơ đồ mạch điện sử dụng Triac làm công tắc điều khiển.
Thay vì đóng cắt trực tiếp tải (Load), chỉ cần dùng một công tắc nhỏ, công suất nhỏ để đóng cắt chân điều khiển G của Triac là đã có thể điều khiển được tải công suất lớn.
Điều khiển độ sáng, điều khiển tốc độ động cơ, điều khiển quạt (Dimmer)
Nếu các bạn đã học điện tử lâu năm, thì cái Dimmer này rất quen thuộc đúng không nào. Cấu tạo bên trong cũng chỉ có Triac và vài linh kiện cơ bản khác mà nó lại có thể giúp điều chỉnh độ sáng, điều chỉnh tốc độc động cơ đó các bạn. Dưới đây là sơ đồ mạch điện của nó nè.
Đầu vào và đầu ra của Dimmer đều là điện áp xoay chiều (Lưu ý khi mắc điện 220V các bạn phải hết sức cẩn thận nhé). Trong mạch sử dụng biến trở VR1 để thay đổi dòng qua Diac , thay đổi dòng kích đến chân G của Triac. Điều này dẫn đến thay đổi dòng tiêu thụ của tải, dẫn đến thay đổi công suất của tải. Chính là thay đổi độ sáng hoặc tốc độ động cơ.
Kết luận
Vừa rồi Dientu5ngay đã cùng các bạn đi tìm hiểu Triac là gì? Giúp các bạn hiểu rõ Triac trong 5 phút. Hy vọng chút kiến thức này giúp các bạn có thêm một vài điều bổ ích trên con đường học tập điện tử của mình.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
Có thể bạn quan tâm
- Chia sẻ kiến thức điện tử cơ bản
- Tài liệu học điện tử miễn phí
- Kênh YouTobe hay về điện tử, mạch điện
- Fanpage cùng nhau học điện tử
- Cửa hàng của chúng tớ – Mua để ủng hộ admin nha ❤
NƠI MUA LINH KIỆN GIÁ TỐT
- Linh kiện điện tử giá siêu rẻ : Shop Ristina.vn
- Linh kiện điện tử, nhà thông minh : Shop Làm Chủ Công Nghệ
- Chuyên mạch nguồn, sạc dự phòng chỉ từ 1K: Shop Điện Tử AT
- Chuyên pin sạc 18650, Pin sạc AA: Shop Linhkiengiatot
- Chuyên các thiết bị điện công nghiệp: Shop Linhkien123