Thyristor là gì? Hiểu rõ Thyristor trong 5 phút

Thyristor là gì (1)

Mở đầu

Thyristor có tên gọi đầy đủ là Silicon Controlled Rectifier (SCR). Vậy thì Thyristor là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các ứng dụng của Thyristor trong thực tế ra sao? Hôm nay dientu5ngay sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu nhé.

Thyristor là gì?

Thyristor là gì (6)
Hình ảnh Thyristor trong thực tế

Khái niệm

Trước khi bắt đầu tìm hiểu cấu tạo của Thyristor, tôi muôn các bạh hiểu một cách đơn giản nhất : Thyristor chính là một Đi-ốt (Diode) có điều khiển. Tức là nó hoạt động chả khác gì diode, chỉ khác là có thêm một cực điều khiển mà thôi.

Ký hiệu Thyristor trong mạch điện

Có hai loại Thyristor, chúng được ký hiệu như hình vẽ dưới đây. Trong thực tế, chúng ta chỉ gặp phần lớn Thyristor loại P (chiếm khoảng 80%). Vì vậy trong nội dung bài viết chúng mình chủ yếu đề cập nguyên lý hoạt động của Thyristor loại P cho các bạn dễ hình dung. Còn loại N các bạn có thể tự đọc thêm trên mạng nhé.

Thyristor là gì (1)
Ký hiệu Thyristor trong mạch điện

Cấu tạo Thyristor

Cấu tạo của Thyristor được trình bày như hình vẽ. Có thể thấy sơ đồ tương đương giống hai Transistor có chiều ngược nhau và được điều khiển bởi cực G. Vậy đó, cấu tạo chúng gồm có bốn lớp bán dẫn khác loại đặt liền nhau P-N-P-N . Hai lớp ngoài cùng gọi là hai miền phát .

Thyristor là gì (2)
Cấu tạo của Thyristor

Miền phát P gọi là Anốt ( A) , còn miền phát N gọi là Katốt ( K ) , hai lớp giữa gọi là miền gốc . Tiếp giáp giữa hai miền gốc gọi là lớp gốc , tiếp giáp giữa hai miền gốc và miền phát gọi là lớp phát (Nghe có vẻ hơi đau đầu đúng không 😊). Chúng ta cùng move on nguyên lý hoạt động của Thyristor nhé.

Nguyên lý hoạt động của Thyristor?

Thyristor là gì (3)
Nguyên lý hoạt động của Thyristor

Sau khi đã biết Thyristor là gì? Mắc mạch điện có sơ đồ như trên. Công tắc Switch ban đầu ở trạng thái hở, tức là lúc này chân điều khiển G vẫn chưa có điện áp điều khiển, Thyristor ở trạng thái đóng (Không dẫn điện). Khi công tắc Switch được nhấn, có điện áp điều khiển tới chân G, lúc này Thyristor dẫn, có dòng chạy từ A sang K. Lúc này tải hoạt động. Vậy có một số bạn hỏi nguyên lý đơn giản như một chiếc khóa vậy sao không dùng luôn Transistor?. Câu trả lời là Thyristor có một đặc điểm nổi bật là chỉ cần kích dẫn một lần, tức là chân G chỉ cần được kích một lần, Thyristor sẽ thông và nó cứ thông mãi đến khi nào ngắt nguồn điện mới thôi. Đây là đặc diểm mà Transistor không làm được.

Một số ứng dụng của Thyristor trong thực tế

Ứng dụng Thyristor trong các mạch Dimmer

Thyristor là gì (4)
Ứng dụng Thyristor trong Dimmer

Với tính chất của mình, Thyristor thường dược dùng trong các bộ Dimmer để điều chỉnh độ sáng và tốc độ động cơ AC.

Ứng dụng Thyristor trong các mạch bảo vệ quá dòng, quá áp.

Do Thyristor có đặc điểm chỉ cần tín hiệu kích rất nhỏ vào chân G cũng có thể điều khiển được. Vậy nên chúng rất hay được sử dụng trong các mạch báo động, mạch bảo vệ quá dòng hoặc quá áp.

Thyristor là gì (5)
Ứng dụng Thyristor trong các mạch báo động

Kết luận

Vậy là vừa rồi Dientu5ngay  đã cùng các bạn đi tìm hiểu Thyristor là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của Thyristor trong thực tế ra sao? . Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho các bạn một chút kiến thức về điện tử.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

Có thể bạn quan tâm

  1. Chia sẻ kiến thức điện tử cơ bản
  2. Tài liệu học điện tử miễn phí
  3. Kênh YouTobe hay về điện tử, mạch điện
  4. Fanpage cùng nhau học điện tử
  5. Cửa hàng của chúng tớ – Mua để ủng hộ admin nha ❤

NƠI MUA LINH KIỆN GIÁ TỐT

  1. Linh kiện điện tử giá siêu rẻ : Shop Ristina.vn
  2. Linh kiện điện tử, nhà thông minh : Shop Làm Chủ Công Nghệ
  3. Chuyên mạch nguồn, sạc dự phòng chỉ từ 1K: Shop Điện Tử AT
  4. Chuyên pin sạc 18650, Pin sạc AA: Shop Linhkiengiatot
  5. Chuyên các thiết bị điện công nghiệp: Shop Linhkien123

 

Hãy để lại đánh giá cho chúng tớ nếu bài viết hữu ích nhé

One thought on “Thyristor là gì? Hiểu rõ Thyristor trong 5 phút

  1. Pingback: Opto quang là gì . Hiểu rõ opto quang trong 5 phút | Linh kiện điện tử TDC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *