Tụ bảo vệ quá áp (tụ chống sét) là gì ?

Tụ bảo vệ quá áp (tụ chống sét) là gì ?

Có lẽ câu hỏi “”tụ chống sét là gì ?” , “tụ bảo vệ quá áp là gì ?” đang được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Hôm nay hãy cũng dientu5ngay đi tìm hiểu các bạn nhé. Let’s go!

Tụ bảo vệ quá áp là gì?

Tụ bảo vệ quá áp (Varistor) hay còn có tên gọi khác là tụ chống sét, đây là một điện trở đặc biệt được sử dụng nhằm bảo vệ mạch điện, chống lại sự thay đổi đột ngột do điện áp cao gây ra. Một cách khác có thể gọi nó là điện trở đặc biệt, có giá trị thay đổi phụ thuộc điện áp.

Hình dáng bên ngoài tụ chống sét
Hình dáng bên ngoài tụ chống sét 

Mỗi khi có xung điện áp cao tấn công đường dây điện và phá huỷ việc cung cấp điện cho thiết bị. Việc sử dụng một tụ chống sét sẽ có khả năng ngăn chặn và bảo vệ thiết bị của bạn ở một điện áp ổn định.

Nguyên lý hoạt động

Tụ chống sét có 2 chân khá giống với tụ gốm. Nó được mắc song song với mạch điện cần bảo vệ và nối với 2 cực nguồn nuôi thông qua cầu chì. Khi ở mức điện áp cho phép thì varistor có một trở kháng vô cùng lớn, có thể nói là cách điện hoàn toàn.

Khi có sét đánh vào hoặc điện áp dâng cao thì đặc tính của varistor (tụ bảo vệ quá áp) là sẽ dẫn điện hoàn toàn khi điện áp nguồn vào cao hơn giá trị sản xuất của nó, lúc đó dòng điện sẽ không đi qua mạch điện mà đi qua varistor làm ngắn mạch và cầu chì sẽ bị đứt.

Khi cầu chì đứt thì mạch điện sẽ không bị ảnh hưởng của nguồn điện và nhớ đó được bảo vệ an toàn khi áp dâng cao hoặc do sét đánh. Muốn khôi phục lại mạch điện chỉ cần thay lại cầu chì và Varistor mới.

Các tham số cần lưu ý

Điện áp danh định (hay điện áp kẹp)

Là điện áp mà khi điện áp vào mạch điện vượt qua giá trị này, tụ sẽ ngăn chặn sự tăng dòng điện đi qua mạch. Đây cũng là điện áp đoản mạch của tụ chống sét. Điện áp kẹp càng thấp càng bảo vệ tốt hơn.

Điện áp giới hạn chịu đựng

Là giá trị điện áp cao nhất mà tụ chống sét có thể chịu được

Công suất dòng chạy qua

Xác định bằng dòng điện xung (đỉnh) lớn nhất được phép đi qua tụ chống sét với điều kiện điện áp xác định

Chức năng của tụ bảo vệ quá áp

Nghe tên gọi “Tụ chống sét” hay “Tụ bảo vệ quá áp”, chúng ta chắc hẳn đã biết chức năng của nó là gì rồi đúng không.

Cách đo và kiểm tra

Tụ sống sét đóng vai trò đặc biệt trong các thiết bị, máy móc của bạn. Vì vậy chúng cần phải được kiểm tra thường xuyên, liên tục từ đó có hướng xử lý kịp thời. Để đo tụ bảo vệ quá áp, bạn cần làm theo các bước dưới đây:

sử dụng đồng hồ vạn năng đo tụ
Sử dụng đồng hồ vạn năng đo tụ 

Bước 1

Trước khi kiểm tra tụ chống sét, cần ngắt nguồn điện từ tất cả các thiết bị điện tử.

Bước 2

Sử dụng chiếc tua vít phù hợp để mở mạch điện, xác định vị trí của tụ chống sét. Điểm nhận dạng của nó là có màu sắc rực rỡ, kích thước nhỏ như đồng xu và được nối đến cầu chì.

Bạn quan sát bằng mắt thường xem tụ chống sét có biểu hiện lạ không, nếu bị cháy xém hoặc đứt gẫy hãy thay thế bằng một tụ mới.

Bước 3

Trong trường hợp tụ chống sét còn nguyên vẹn, không có biểu hiện bị cháy bạn hãy tháo các mối hàn và đưa tụ ra ngoài. Về cách tháo, bạn có thể sử dụng các thiết bị chuyên ngành để thực hiện. Trong quá trình tháo, cần đặc biệt cẩn thận, nhẹ nhàng để tránh ánh hưởng đến bo mạch.

Bước 4

Sau khi đã tháo tụ ra khỏi mạch, để biết nó còn tốt hay không, hãy sử dụng đến đồng hồ vạn năng điện tử để kiểm tra. Lưu ý, đồng hồ vạn năng của bạn phải có chức năng đo điện trở.

Dùng thang đo điện trở để đo tụ chống sét
Dùng thang đo điện trở để đo tụ chống sét 

Bước 5

Trên đồng hồ vạn năng, di chuyển núm vặn đến mức điện trở 1000 Ohms. Chạm đầu dò của đồng hồ đo vào đầu kết nối của tụ chống sét. Đầu dò còn lại đưa về đầu còn lại của tụ.

Bước 6

Đọc kết quả hiển thị trên màn hình LCD. Nếu điện trở thấp tức tụ chống sét bị hỏng và cần thay thế mới. Nếu kết quả hiển thị gần như vô hạn, tụ vẫn còn tốt.

Bước 7

Hàn lại tụ vào mạch và khởi động lại các thiết bị điện tử.

Trong quá trình thực hiện, bạn kiểm tra xem có bao nhiêu tụ chống sét, thực hiện kiểm tra lần lượt bằng các thao tác trên.

Các loại tụ bảo vệ quá áp thông dụng

Hiện tại thông dụng nhất có các loại tụ chống sét như sau:

– Varistor 10D271K 270V

– Varistor 10D471K 470V

– Varistor 14D151K 150V

– Varistor 14D181K 180V

– Varistor 14D241K 240V

– Varistor 10D201K 200V

– Varistor 10D431K 430V

– Varistor 7D561K 560V

– Varistor 14D471K 470V

– Varistor 14D470K 47V

Tụ Chống Sét, Tụ Bảo Vệ Quá Áp, Varistor Cao Áp các Loại
Tụ bảo vệ quá áp trong thực tế 

Xem giá tại SHOPEE

Xem giá tại SENDO

Xem giá tại LAZADA

Vậy là hôm nay chúng mình đã cùng các bạn tìm hiểu về tụ bảo vệ quá áp là gì. Hy vọng các bạn có thể chọn được cho mình một loại tụ chống sét ưng ý nhé.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

Có thể bạn quan tâm

  1. Kênh YouTobe hay về điện tử, mạch điện
  2. Tài liệu học điện tử miễn phí
  3. Fanpage cùng nhau học điện tử
  4. Chia sẻ kiến thức điện tử cơ bản
  5. TOP 5 Bộ KIT học tập Arduino cho người học lập trình

NƠI MUA LINH KIỆN GIÁ TỐT

  1. Linh kiện điện tử giá siêu rẻ : Shop Ristina.vn
  2. Linh kiện điện tử, nhà thông minh : Shop Làm Chủ Công Nghệ
  3. Chuyên mạch nguồn, sạc dự phòng chỉ từ 1K: Shop Điện Tử AT
  4. Chuyên pin sạc 18650, Pin sạc AA: Shop Linhkiengiatot
  5. Chuyên các thiết bị điện công nghiệp: Shop Linhkien123
Hãy để lại đánh giá cho chúng tớ nếu bài viết hữu ích nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *